Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Mối nguy hiểm từ asen trong nước và cách xử lý hiệu quả

Asen là một chất độc đặc biệt nguy hại cho cơ thể con người. Bạn cần đảm bảo nguồn nước của gia đình mình không chứa asen. 
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề ô nhiễm nước, bạn chắc chắn đã biết tới tác hại của asen. Tại Việt Nam, asen còn được gọi là thạch tín. Chất độc này khi có mặt trong nước sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng của con người. Để hiểu hơn về độc tính của asen và cách bảo vệ bản thân hiệu quả, bạn hãy đọc những thông tin dưới đây nhé!

1. Mối nguy khôn lường từ asen

Asen là gì?

Asen trong nước
Asen – hay thạch tín, là một thành phần tự nhiên của lớp vỏ Trái đất. Chúng được phân bố rộng khắp trong môi trường không khí, đất và nước. Asen tồn tại dưới dạng vô cơ và hữu cơ. Trong đó, dạng vô cơ có khả năng gây độc rất cao.
Người dân thường tiếp xúc với chất độc này qua thức ăn và nước uống. Khi con người sử dụng nước có chứa thạch tín để tưới tiêu và chế biến thực phẩm, người ăn những thực phẩm này sẽ gặp nguy hiểm. Nguy hiểm của thạch tín tăng cao khi người dân trực tiếp sử dụng nước có chứa chất độc này để tắm giặt và ăn uống.

Asen nguy hiểm như thế nào?

Asen vô cơ là một chất gây ung thư. Chất này cũng được công nhận là gây ô nhiễm hóa học nghiêm trọng nhất cho nước uống trên toàn cầu. Dạng hữu cơ của chất độc này thường tồn tại trong các thực phẩm có nguồn gốc hải sản. Thạch tín ở dạng hữu cơ ít gây nguy hiểm cho sức khỏe hơn dạng hữu cơ.

* Nhiễm độc cấp tính

Nhiễm độc asen cấp tính
Asen có thể gây độc cấp tính cho con người. Khi mức tiếp xúc của người với thạch tín vượt ngưỡng an toàn, các triệu chứng tức thời thường gặp phải bao gồm:
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Ngứa ran tứ chi
  • Chuột rút cơ bắp
  • Tử vong (khi liều tiếp xúc quá cao)

* Nhiễm độc mãn tính

Nhiễm độc mãn tính asen
Biểu hiện mãn tính đầu tiên của nhiễm độc asen lên cơ thể xuất hiện ở da. Thông thường, sau khoảng 5 năm sử dụng nước có thạch tín, các triệu chứng sau đây sẽ xuất hiện:
  • Thay đổi sắc tố da
  • Tổn thương da
  • Tăng sừng (có các mảng cứng trong lòng bàn tay và bàn chân)
Sau thời gian này, thậm chí người tiếp xúc với thạch tín có thể bị ung thư da. Ngoài ra, việc tiếp xúc lâu dài với chất độc này (thông thường là qua thực phẩm và nước uống) còn gây ra các tình trạng bệnh khác. Đó là:
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư phổi
  • Nhồi máu cơ tim
  • Bệnh bàn chân đen
Nếu người tiếp xúc với thạch tín là phụ nữ có thai, các tác hại sẽ tác động tới sức khỏe của bản thân người mẹ và thai nhi. Cụ thể, chất độc này ảnh hưởng tới quá trình mang thai, thậm chí khiến cho trẻ sơ sinh tử vong. Nếu không gây tử vong, trẻ sinh ra sẽ phát triển nhiều loại bệnh tật. Trẻ em đã tiếp xúc với asen từ thời thơ ấu hoặc trong bụng mẹ khi lớn lên sẽ có khả năng:
  • Tử vong sớm
  • Bị ung thư
  • Bị bệnh phổi
  • Bị đau tim
  • Bị suy thận
  • Nhận thức kém
  • Suy giảm trí thông minh
  • Chậm phát triển khả năng ghi nhớ

2. Cách xử lý khi nguồn nước nhiễm asen

Sử dụng máy lọc nước
Điều lý tưởng mà mọi người cần làm là ngăn chặn tuyệt đối việc tiếp xúc với nguồn nước có chứa chất độc này. Tất cả mọi người phải sử dụng nước sạch trong:
  • Uống nước
  • Nấu nướng
  • Tưới rau và cây lương thực
Nếu nhà bạn có nhiều nguồn nước khác nhau, biện pháp tạm thời bao gồm:
  • Thay nước ngầm nhiễm asen bằng nước mưa
  • Thay nước ngầm nhiễm asen bằng nước mặt đã qua xử lý
Để bản thân bạn và gia đình luôn nhận được nguồn nước an toàn nhất, bạn nên lắp đặt hệ thống lọc giúp loại bỏ asen trong nước. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy lọc nước khác nhau mà bạn có thể tham khảo. Việc lựa chọn dòng máy theo đúng mục đích là một tiêu chí quan trọng trong kinh nghiệm mua máy lọc nước. Bạn có thể tham khảo quy trình xử lý asen sau đây:

Bước 1: Xét nghiệm asen trong nước

Để xác định xem nguồn nước mà gia đình mình sử dụng có nhiễm chất độc này hay không, bạn cần lấy mẫu nước để xét nghiệm. Điều này không hề phức tạp, vì bạn có thể tìm tới những đơn vị kinh doanh máy lọc nước có dịch vụ xét nghiệm nước miễn phí.
Ngoài ra, có một dấu hiệu về thành phần của nước mà bạn cần để ý. Asen trong nước không có màu và không có mùi, do đó bạn không thể dùng mắt thường để phát hiện. Song, nếu kết quả đo TDS – chỉ số báo cáo lượng chất rắn hòa tan trong nước – lên quá cao (trên 1000), bạn hãy lưu ý. Kết quả cao này cho thấy rằng nước của bạn có thể chứa nhiều chất có hại. Do đó, khi thấy TDS có kết quả bất thường, bạn hãy liên hệ tới các cơ sở xét nghiệm nước để nhận được kết luận sớm nhất.

Bước 2: Tham khảo tư vấn từ chuyên gia

Dựa vào kết quả xét nghiệm nước, bạn có thể biết được chất lượng nguồn nước của gia đình. Từ đó, các chuyên gia về xử lý ô nhiễm nước có thể đưa ra lời tư vấn cho bạn. Bạn nên hỏi cặn kẽ những người am hiểu về lĩnh vực này để biết được các thông tin sau đây:
  • Nguồn nước nhà bạn có bị nhiễm asen hay không
  • Nồng độ asen trong nước của gia đình bạn ở mức độ nào
  • Những nguy cơ về sức khỏe mà bạn có thể gặp phải
  • Bạn nên lắp đặt hệ thống xử lý nước loại gì, dung tích và tính năng ra sao?

Bước 3: Lắp đặt hệ thống xử lý nguồn nước nhiễm asen

Dựa vào lời tư vấn, bạn hãy đưa ra quyết định phù hợp nhất cho gia đình. Bạn hãy cân nhắc những tiêu chí về tính năng và giá cả để có thể tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể nhận được lợi ích tối đa cho sức khỏe trong thời gian lâu dài. Sau khi đã lắp đặt hệ thống xử lý nước, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nước cho ăn uống hàng ngày.

Nguồn: Sunny-Eco

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét