Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Nước giếng khoan bị ô nhiễm xử lý như thế nào?

Nước ta có đến hơn 40% các hộ dân vẫn còn sử dụng nước giếng khoan làm nguồn nước sinh hoạt chính. Trong khi đó, nguồn nước ngầm hiện nay đang bị xâm hại nặng nề. Bởi các hoạt động khai thác, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của con người. Do đó, nước giếng khoan cũng không còn được sạch và đảm bảo an toàn nữa. Vậy có những phương pháp nào xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm?

    Nguyên nhân nước giếng khoan bị ô nhiễm

    Nước giếng luôn chứa một số tạp chất tự nhiên hoặc chất gây ô nhiễm. Thậm chí ở nơi không có hoạt động của con người hoặc không bị ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên có thể đến từ trong lòng đất. Nước di chuyển qua đá vôi và đất ngầm có thể lấy magiê, canxi và clorua. Một số nước giếng tự nhiên chứa các nguyên tố hòa tan như asenmangan, boron, selen hoặc radon. Hoặc một loại khí được hình thành do sự phân hủy tự nhiên của urani phóng xạ trong đất. Những yếu tố này không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
    Bạn có biết rằng nguồn khí thải, khói bụi luôn luôn lơ lửng trên bầu khí quyển. Khi gặp mưa chúng sẽ bị hòa tan và cuốn theo các chất khí độc hại rơi xuống, ngấm vào mặt đất. Đồng thời, chất thải rắn trên mặt đất khi gặp nước mưa cũng sẽ ngấm vào đất. Khiến cho nguồn nước ngầm - nguồn nước giếng khoan của người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng.
    Đặc biệt, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nước giếng khoan bị ô nhiễm chính là bởi những hóa chất độc hại chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào môi trường. Các hóa chất từ các nhà máy, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt thuộc các khu dân cư, bệnh viện được thải ra môi trường. Ngấm trực tiếp vào đất và gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Tất cả những điều trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân.
    Nước giếng khoan không sạch như bạn nghĩ Nước giếng khoan không sạch như bạn nghĩ

    Những dấu hiệu cho thấy nước giếng khoan bị ô nhiễm

    Nước giếng khoan nhiễm sắt (phèn)

    Tình trạng nguồn nước nhiễm phèn rõ nhất khi có những biểu hiện: Nước có màu vàng, nâu đỏ, mùi tanh. Khi dùng để sinh hoạt thường khiến da bị khô, sử dụng giặt quần áo thì sẽ bị ố vàng nhanh chóng. Đồng thời, các ống dẫn nước bằng inox bị hoen gỉ. Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng để ăn uống, các thực phẩm tiêu thụ sẽ bị biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị. Làm giảm hiệu quả trong khi tiêu thụ và tiếu hóa thực phẩm,…

    Nước nhiễm Mangan

    Theo Bộ tài nguyên và môi trường cho biết thì khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, thủ đô Hà Nội hiện là những vùng có tỉ lệ nước giếng khoan bị nhiễm chì và mangan nặng nhất.
    Dấu hiệu khi nguồn nước bị nhiễm mangan: Nước có mùi tanh, bên trong thành bể chứa có váng, nhớt màu đen, trên các thiết bị dẫn có cặn ố bẩn, khi giặt quần áo thì có những vết ố bẩn màu nâu, đen,...
    Nếu hàm lượng Mangan có trong nước cao (từ 1-5mg/lít) sẽ gây ra những ảnh hưởng tác động đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể. Đặc biệt, nó liên quan mật thiết đến hệ thần kinh. Gây ra các độc tố hình thành hội chứng ngộ độc mangan. Còn được gọi là Manganism, với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson.

    Nước nhiễm canxi, magie

    Những khu vực như Hà Giang, Tuyên Quang, Long Biên (Hà Nội)… là những khu vực có nguồn nước giếng khoan bị nhiễm canxi, magie rất nặng.
    Nước giếng khoan khi bị nhiễm canxi và magie (được gọi là nước cứng) nhìn có vẻ rất trong. Nhưng khi đun sôi sẽ xuất hiện nhiều cặn nhỏ màu trắng đọng lại dưới ấm nước, thường được gọi là cặn vôi. Những cặn vôi này khi tích tụ lâu sẽ gây hỏng các ống dẫn nước, các thiết bị nóng lạnh, hỏng màng lọc các máy lọc nước, tắc đường ống,... Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng hóc máy móc. Nguy hiểm hơn, nó gây ra những căn bệnh nghiêm trọng cho cơ thể như: Bệnh sỏi thận, tắc động mạch,…

    Nước giếng khoan nhiễm mặn

    Nước ta có khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn. Chiếm tới khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Các vùng nhiễm mặn chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn. Các địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.
    Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, dẫn tới hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Đặc biệt các thiết bị, đồ dùng trong nhà sẽ bị ăn mòn, rỉ sét. Trong các nghành công nghiệp sử dụng nồi hơi nước nhiễm mặn có thể phá hủy, gây nổ lò hơi. Nước nhiễm mặn còn xâm hại mùa màng làm cho đất đai cằn cỗi, không trồng trọt được. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ.
    Nước giếng khoan nhiễm nhiều sắt, Mangan, Asen, các kim loại nặng,... Nước giếng khoan nhiễm nhiều sắt, Mangan, Asen, các kim loại nặng,...

    Một số phương pháp xử lý nước giếng khoan hiệu quả

    Xử lý nước giếng khoan bằng phèn chua

    Phèn chua được coi là phương pháp xử lý nước sinh hoạt truyền thống để làm sạch nước. Bạn chỉ cần thả một lượng phèn chua vừa đủ vào trong bể hay dụng cụ chứa nước và khuấy đều. Sau khi khuấy, phèn chua tan ra, tạo ra một lớp màng rất mỏng trên mặt nước. Lớp màng này từ từ chìm dần xuống kéo theo các tạp chất, cặn bẩn và chìm xuống dưới đáy. Lượng phèn chua bạn thả vào sẽ tùy theo độ trong của nước. Nếu nước chưa đủ độ trong thì bạn có thể tiếp tục cho thêm đến khi nước trong sạch như bạn muốn thì dừng lại.

    Khử trùng bằng hóa chất

    Các hóa chất được sử dụng trong khử trùng nước thường chứa clo như cloramin B dạng bột hoặc viên, hyppo-clorit canxi. Phương pháp này phù hợp để xử lý nước với thể tích nhỏ như nước đựng trong các chum, vại… Sau khi khử trùng có thể sử dụng cho đun nấu. Tránh dùng để uống.

    Than hoạt tính

    Than hoạt tính lọc nước từ lâu đã trở thành một loại vật liệu lọc nước giếng khoan được nhiều người sử dụng. Nước được lọc qua lớp than hoạt tính sẽ được loại bỏ cặn bẩn , các chất phèn… Tuy nhiên, với cách xử lý nước giếng khoan bằng than hoạt tính thì bạn chỉ có thể áp dụng với nguồn nước bị nhiễm phèn nhẹ. Đối với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng thì phải hết hợp với các vật liệu lọc khác thì mới có thể đưa lại nguồn nước sạch.

    Xây hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình

    Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm  đang ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các giải pháp lọc nước để bảo vệ sức khỏe gia đình đang trở nên ngày càng cấp thiết. Nhất là đối với những gia đình đang dùng nguồn nước giếng khoan làm nguồn nước sinh hoạt và ăn uống chủ yếu của gia đình.
    Theo đó, để cải thiện nguồn nước giếng khoan. Mỗi hộ gia đình nên xây cho mình một hệ thống lọc nước giếng khoan đơn giản. Giúp loại bỏ sắt (phèn), Mangan, Asen (thạch tín), các kim loại nặng,... Đảm bảo nguồn nước cũng như sức khỏe cho người sử dụng.
    Tùy theo điều kiện thực tế ở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Dựa vào thể tích của bể và chiều cao lớp vật liệu. Các bạn có thể tự tính được khối lượng vật liệu lọc (soi nhỏ, cát vàng, than hoạt tính,...) đổ vào bể và các thiết bị locj nước giếng khoan khác (dàn mưa, ống dẫn nước,...). Chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ dưới đây là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phép:
    Chi tiết: Cách làm bể lọc nước giếng khoan cực đơn giản mà lại hiệu quả tại nhà
    Sơ đồ hệ thống xử lý nước giếng khoan có thể tự làm tại nhàSơ đồ hệ thống xử lý nước giếng khoan có thể tự làm tại nhà

    Kết luận

    Tuy nhiên các phương pháp kể trên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Chưa giải quyết triệt để trong việc loại bỏ hoàn toàn các virus, vi khuẩn, kim loại nặng hòa tan trong nước. Chính vì thế sau khi sử dụng các phương pháp trên bạn vẫn nên sử dụng thêm máy lọc nước giếng khoan để đảm bảo nguồn nước an toàn nhất có thể. Nguồn: aqualife.vn


      Tên doanh nghiệp: Aqualife Vietnam
      Địa chỉ email: vietnamaqualife@gmail.com

      Hotline: 0962518778

      Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

      Cách thay lõi lọc nước cực đơn giản mà hiệu quả tại nhà

      Chúng ta đều biết rằng, mức độ ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang ở mức báo động. Đặc biệt hơn, khi nước máy cũng chính là một nguy cơ tiềm ẩn. Có thể mang nhiều yếu tố có hại cho sức khỏe. Chính vì thế, máy lọc nước là một thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi căn bếp của bất kì gia đình nào. Tuy nhiên, để giữ cho nguồn nước luôn an toàn và tiết kiệm chi phí. Việc thay lõi lọc nước tại nhà theo định kỳ cũng rất cần được chú ý.

        Tại sao phải thay lõi máy lọc nước cũ theo định kỳ?

        Mỗi lõi lọc trong các máy lọc nước khác nhau đều có các chức năng khác nhau. Theo đó, chúng sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau. Có loại lõi thì 3 tháng là hết tác dụng lọc chất cặn bẩn hoặc các chất có hại trong nước. Có loại lõi thì 6 tháng nhưng cũng có lõi thì sau 12 tháng mới hết hạn sử dụng.
        Các lõi lọc nước với chức năng chủ yếu của là giữ lại những tạp chất lẫn trong nguồn nước. Do đó, sau một thời gian sử dụng, các tạp chất & chất độc hại sẽ tích tụ lại ở lõi lọc cùng với nhiều sinh khuẩn. Có thể bít kín màng lọc hoặc gây hiện tượng thẩm thấu ngược sẽ gây hại cho nguồn nước. Vì vậy, để có máy lọc có thể lọc nước một cách tốt nhất cho sức khỏe. Bạn nên thay lõi cho máy lọc nước theo định kỳ.
        Việc để ý thời hạn lõi và thay các lõi lọc nước đã hết hạn sẽ đảm bảo cho máy hoạt động ổn định hơn. Và nước sau lọc cũng đảm bảo an toàn hơn. Bởi khi hết thời gian sử dụng, các lõi lọc đó sẽ không còn có tác dụng loại bỏ các chất cặn bẩn, các vi khuẩn, virus và các chất độc hại có trong nước nữa. Nếu như để lâu ngày các chất bẩn từ lõi lọc có thể ngấm vào đường nước mà bạn sử dụng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình.
        Ngoài ra, việc thay thế các lõi lọc cũ cũng phải linh hoạt. Bạn không nên chỉ dựa tuyệt đối vào thời gian và tần suất sử dụng. Mà còn phải phụ thuộc cả vào nguồn nước đầu vào mà gia đình bạn đang sử dụng.Thay lõi lọc nước tại nhà giúp bảo vệ sức khỏe Thay lõi lọc nước tại nhà giúp bảo vệ sức khỏe

        Tự thay lõi lọc nước tại nhà

        Rất nhiều người tiêu dùng thường thắc mắc rằng liệu có thể tự thay lõi lọc được không? Hay là cần phải nhờ đến các nhân viên kỹ thuật? Tuy nhiên, thực tế thì bạn hoàn toàn có thể tự thay lõi lọc nước tại nhà được. Mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên kỹ thuật. Sau đây là những lưu ý khi bạn tự thay lõi lọc nước tại nhà.

        Các bước thay lõi lọc

        1. Khóa van nước. Bước này là một bước không thể thiếu khi lắp đặt và cả khi thay lõi lọc.
        2. Vặn lõi lọc ra ngoài theo chiều ngược kim đồng hồ.
        3. Khi lắp lõi lọc mới vào. Ở bước này bạn cần chú ý sắp xếp các cột lọc theo đúng thứ tự (các cột lọc được đánh số thứ tự trên mỗi cột)
        4. Cuối cùng thì bạn bật nguồn điện để cho máy lọc nước hoạt động bình thưởng trở lại.

        Những lưu ý khi thay lõi lọc tại nhà

        Khi mới thay lõi lọc nước, bạn nên xả tráng qua toàn bộ máy. Bởi vì, có thể có cặn và bụi than hoạt tính trong nước phát sinh trong quá trình đi qua lõi lọc. Nước sau khi đi qua các lõi sẽ tạo ra một dòng chảy rửa trôi màu và những hạt bụi li ti trên vật liệu. Làm sạch hoàn toàn cho vật liệu lọc. Vì vậy, sau khi thay lõi lọc, bạn nên xả đi 4 – 5 lần nước đầu tiên mới nên uống. Nhằm đảm bảo chất lượng nước sau lọc.
        Việc tháo lắp, thay lõi máy lọc nước khá đơn giản đúng không nào? Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự mình thay lõi khi bị hư hỏng hoặc đến thời gian định kỳ. Như vậy sẽ giúp bạn và gia đình tiết kiệm được thời gian kha khá. Mặc dù các nhà phân phối máy lọc nước hiện nay đều có chính sách thay lõi lọc nước sau khi mua hàng.
        Nên xả tráng qua khi mới thay lõi lọc nước tại nhà Nên xả tráng qua khi mới thay lõi lọc nước tại nhà

        Kết luận

        Nước chiếm tới  70% cơ thể và mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Do đó, chất lượng nước thì phải luôn được bảo đảm. Nhưng với mật độ công nghiệp hóa và ô nhiễm nguồn nước hiện nay. Đặc biệt ở các thành phố thì vấn đề có nước sạch luôn phải được quan tâm. Việc sử dụng máy lọc nước để có nguồn nước sạch cho việc ăn uống, sinh hoạt đã trở lên phổ biến và thông dụng. Nhưng để lựa chọn mua một thiết bị lọc nước phù hợp với gia đình chưa phải là tất cả. Để duy trì nước sạch và đảm bảo nguồn nước sau lọc, bạn cũng cần chú y đến cả thời hạn sử dụng của lõi lọc nước. Nguồn: aqualife.vn
        >> Các bài viết liên quan:

        Tên doanh nghiệp: Aqualife Vietnam
        Địa chỉ email: vietnamaqualife@gmail.com

        Hotline: 0962518778

        Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

        Máy lọc nước Nano có cơ chế hoạt động như thế nào?

        Nước là một thành phần quan trọng trong sự trao đổi chất của cơ thể cũng như những sinh hoạt trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, nguồn nước tại Việt Nam đang có mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Chính vì thế, sử dụng máy lọc nước là một giải pháp tốt nhất. Để có thể đảm bảo an toàn của nguồn nước sinh hoạt và ăn uống. Trong đó, máy lọc nước Nano là một trong những lựa chọn được rất nhiều người tin dùng.

        Máy lọc nước Nano

        Máy lọc nước Nano là những máy lọc nước áp dụng công nghệ Nano với màng lọc có kích thước các lỗ rỗng rất nhỏ. Để có thể loại bỏ được các chất gây ô nhiễm trong nước như các cặn bẩn, virus, vi khuẩn,... các hóa chất độc hại như phèn, đá vôi, styren và các kim loại nặng khác,... Mà không cần sử dụng điện và không có nước thải.
        Cụ thể, công nghệ lọc nano có tính lọc ion. Nhờ đó có thể làm mềm nước nhờ việc có thể giữ lại những ion kim loại hóa trị cao như Ca2+, Mg2+,... trên màng lọc. Nước sạch và những ion có hóa trị nhỏ được đi qua.
        Trong đó, nước sau khi đi qua màng lọc nano vẫn giữ đc tất cả các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Không như các loại nước tinh khiết khác. Chính vì thế, máy lọc nước Nano là một lựa chọn tối ưu giúp nâng cao sức khỏe của cả gia đình.
        Máy lọc nước nano có cấu tạo đơn giản nhưng mang công nghệ lọc nước mạnh mẽ 
        Máy lọc nước nano có cấu tạo đơn giản nhưng mang công nghệ lọc nước mạnh mẽ

        Cơ chế hoạt động

        Công nghệ nano giúp thay thế những hóa chất, vật liệu và quy trình sản xuất truyền thống gây ô nhiễm. Bằng một quy trình mới gọn nhẹ, tiết kiệm năng lượng, giảm tác động đến môi trường. Trong đó, các màng lọc Nano góp phần lọc các phân tử gây ô nhiễm; các chất hấp phụ, xúc tác nano dùng để xử lý chất thải nhanh chóng và hoàn toàn…Công nghệ nano được đánh giá rất cao về hiệu quả mang lại trong nhiều lĩnh vực. Như trong y học, điện tử - cơ khí, công nghệ năng lượng, may mặc - thực phẩm, môi trường,...

        Cơ chế hoạt động của máy lọc nước Nano

        Máy lọc nước Nano thường được thiết kế với 3 cột lọc. Nước sẽ lần lượt đi qua các cột lọc này theo thứ tự và được làm sạch với tốc độ cực nhanh:
        1. Lọc sơ bộ: Là bộ lọc có chức năng lọc các tạp chất cơ học có kích thước lớn. Như: đất cát, rỉ sét, kim loại nặng,... có trong nước. (bảo vệ các cột lọc phía sau).
        2. Trao đổi ion: Bộ lọc này sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion làm mềm nước cứngLoại bỏ hoàn toàn cáu bẩn chứa Canxi, Magie. Giảm kim loại nặng gây ung thư như: Đồng, Chì, Thủy ngân, Asen,…
        3. Diệt khuẩn (NaNo Plus): khối Cacbon hoạt tính phủ bạc Nano sẽ hấp phụ hoàn toàn mùi vị của các chất có hại trong nước. Điển hình như Clo và các hợp chất hữu cơ chứa Clo, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,...
        Công nghệ Nanoplus có thể lọc sạch nước mà vẫn giữ lại các khoáng chất có lợi Công nghệ Nanoplus có thể lọc sạch nước mà vẫn giữ lại các khoáng chất có lợi

        Máy lọc nước Nano mang lại những lợi ích gì?

        • Không cần phải sử dụng điện, cực kỳ tiện lợi và tiết kiệm: Giúp tiết kiệm điện vì không cần dùng máy bơm. Không lo mất điện và sử dụng cũng an toàn hơn.  máy lọc nước êm không gây tiếng ồn.
        • Không xả thải nước ra ngoài, tiết kiệm nguồn nước và chi phí: Do kích thước nano của khe hở mà các vật liệu nano có hàng tỷ rãnh nano. Khi nước bẩn đi qua, các rãnh nano hấp phụ, loại bỏ hoàn toàn các kim loại nặng. Hấp phụ mạnh các chất bẩn và các loại vi khuẩn tồn tại trong nước. Chí vì thế mà máy lọc không có nước thải xả ra môi trường.
        • Nước uống được ngay mà không cần phải đun sôi: Có thể cho bạn nguồn nước sạch để uống trực tiếp
        • Các khoáng chất được giữ lại trong nước nhiều, tốt cho sức khỏe: Lọc sạch, nước trong, loại bỏ mọi vi khuẩn, thành phần hóa học độc hại. Đặc biệt giữ lại các vi khoáng tự nhiên cần thiết cho cơ thể người dễ thẩm thấu và hấp thụ. Giúp tránh được các bệnh do thiếu khoáng chất.
        • Tốc độ lọc nhanh, không cần bình chứa, đáp ứng nhu cầu sử dụng khi gia đình đông người.
        • Thiết kế: Sang trọng, nhỏ gọn không chiếm nhiều không gian, lắp đặt dễ dàng
        • Làm sạch được nhiều loại nước: có thể lọc được hoàn toàn nước máynước mưa, nước suối. Hoặc nước giếng khoan đã qua xử lý lọc thô,...
        Máy lọc nước Nano mang lại sự tiện nghi và hiện đại cho căn bếp nhà bạn Máy lọc nước Nano mang lại sự tiện nghi và hiện đại cho căn bếp nhà bạn

        Kết luận

        Nhờ cơ chế hấp thụ và lọc nêu trên, Máy lọc nước nano của Nga là một sự lựa chọn thông minh cho tất cả các gia đình hiện nay. Đây là một công cụ tuyệt vời. Chính nhờ lõi nano cuối cùng này đã làm thay đổi hoàn toàn cách lọc nước. Một sự bứt phá ngoạn mục. Máy lọc nước Nano là công nghệ lọc nước tiên tiến nhất hiện nay. Nguồn: aqualife.vn
              Tên doanh nghiệp: Aqualife Vietnam
              Địa chỉ email: vietnamaqualife@gmail.com
              Hotline: 0962518778

              Cách để phòng tránh Vi khuẩn Salmonella

              Trung bình mỗi năm tại Mỹ, vi khuẩn Salmonella gây ra khoảng 1,35 triệu ca bệnh, với 26.500 ca nhập viện và 420 trường hợp tử vong. Con số này khá đáng ngại, rốt cuộc vi khuẩn này là gì? chúng ta có thể phòng tránh nó không?

              Salmonella là gì?

              Theo Wikipedia, Salmonella là vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae. Hầu hết các bệnh đường ruột đều do vi khuẩn Salmonella này gây ra.
              Vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho dạ dày gọi là salmonellosis hay gọi là ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy. Nó có thể gây khó chịu cho dạ dày, tiêu chảy, sốt và đau và co thắt bùng. Tùy vào sức đề kháng của người bị bệnh sẽ có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Thông thường bệnh trở nên tốt hơn trong vòng 4 đến 7 ngày.
              Vi khuẩn salmonella gây bệnh đường ruột
              Vi khuẩn salmonella gây bệnh đường ruột

              Nguyên nhân gây bệnh

              Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong ruột và phân của động vật (cả con người). Thực phẩm là vật trung gian vận chuyển Salmonella. Nhóm thực phẩm chó nguy cơ chứa Salmonella cao:
              • Thịt sống và nấu chưa chín: bao gồm thịt gà, gà tây, vịt, thịt bò, thịt bê và thịt lợn
              • Trái cây hoặc rau sống
              • Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm khác từ sữa (phô mai, sữa, sữa chua)
              • Trứng sống hoặc nấu chưa chín
              • Thực phẩm chế biến không cẩn thận.
              Chế biến thực phẩm không an toàn là nguyên nhân nhiễm khuẩn
              Chế biến thực phẩm không an toàn là nguyên nhân nhiễm khuẩn
              Salmonella cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua:
              • Không rửa tay đúng cách, chưa tuân thủ các thời điểm cần rửa tay. Nếu bị tiêu chảy bạn không nên chuẩn bị thức ăn và đồ uống cho người khác đến khi khỏi.
              • Vật nuôi: Động vật như chó, mèo, chim, ...
              Bệnh Salmonella xảy ra nhiều hơn vào mùa hè. Đó là do thời tiết ấm hơn, vi khuẩn Salmonella phát triển hơn. Vi khuẩn này có thể nghiêm trọng hơn đối với người có hệ miễn dịch yếu.

              Triệu chứng ngộ độc do vi khuẩn Salmonella

              Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella đều có các triệu chứng dưới đây trong vòng thời gian 12 đến 72 giờ sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể:
              • Tiêu chảy: Phân lỏng, sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5 - 6 lần/ngày
              • Sốt cao liên tục (39 hoặc 40 độ C)
              • Máu trong phân
              • Đau bụng sôi bụng và chướng bụng vùng hố chậu phải.
              • Nhiễm độc thần kinh do độc tố vi khuẩn Salmonella (nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng).
              • Phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7 - 12 ngày rồi biến mất.
              • Trường hợp nặng người nhiễm có biểu hiện tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ đẫn, li bì, mê sảng, hôn mê (thường ít gặp).
              • \
              Cách xử trí và phòng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra các bạn có thể xem tại Salmonella là gì?

              Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

              Những tác hại của nước máy bị ô nhiễm có thể bạn chưa biết?

              Nước máy hiện là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân. Đặc biệt tại khu vực thành thị. Nước máy thường được người dân cho là sạch vì đã được qua xử lý qua các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nước máy có sạch không? Và có thật sự an toàn cho sinh hoạt như chúng ta vẫn nghĩ?

                Nước máy có sạch không?

                Nước máy thực chất là nước tự nhiên. Có nguồn gốc từ nguồn , ao hồ, sông suối, nước mưa, nước ngầm,... Được xử lý tại nhà máy nước. Cơ chế xử lý nước thông qua các hệ thống lắng và lọc nước công nghiệp.  Sau khi được lọc sạch cặn bã, bùn đất, rong rêu, nước sẽ được xử lý để loại bỏ bớt vi khuẩn, kim loại nặng. Sau đó, nước máy được vận chuyển để đến nơi tiêu thụ thông qua các hệ thống ống dẫn. Nước máy hiện đang cung cấp nước sinh hoạt cho người dân người dân.
                Tùy vào sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới nên chất lượng nước máy cũng khác nhau. Ở một số nước phát triển, nhờ phương pháp xử lý nước tiến bộ nên cho ra nước sạch. Thậm chí tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Singapo,… người dân có thể uống  trực tiếp nước máy tại vòi nước công cộng.
                Nhưng ở Việt Nam, do nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng mà công nghệ xử lý nước của chúng ta chưa tốt bằng. Nên vẫn còn clo, kim loại nặng, chất rỉ sét, vi khuẩn, vi sinh vật,… tồn dư trong nước máy. Thêm vào đó, đường ống lâu năm có thể bị bị rỉ sét. Để lại cặn hoặc mọc rêu mốc bên trong. Cho nên nước máy chỉ nên dùng để sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ, rửa chén bát,…
                Nước máy nhà bạn không thực sự sạch Nước máy nhà bạn không thực sự sạch

                Dấu hiệu

                Cách tốt nhất để biết chính xác những gì trong nước của chúng ta là thử nghiệm một cách chuyên nghiệp. Nhưng có một vài cách để sàng lọc các chất gây ô nhiễm bằng các giác quan của chúng ta. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy nước máy của bạn có thể không an toàn để uống.
                • Nước máy đục và có cặn
                • Nước màu vàng, cam hoặc nâu
                • Nước nhuốm màu xanh lục hoặc xanh lam
                • Nước có mùi hôi
                • Nước có mùi tanh
                • Nước có vị kim loại
                >> Các dấu hiệu cho thấy nước máy nhà bạn không thực sự sạch
                Nước máy hiện nay khó để đảm bảo an toàn khi uống trực tiếp Nước máy hiện nay khó để đảm bảo an toàn khi uống trực tiếp

                Xử lý nước máy như thế nào?

                Thông thường, trong nước máy sẽ chứa nhiều Clo, cặn thô (các loại cặn, gỉ sét tích tụ), chì, các kim loại nặng (Magie, Canxi, Sắt,..), cùng các loại kí sinh trùng khác. Đặc biệt còn có cả chất styren. Nếu không được xử lý kỹ trước khi uống, những chất độc hại hoặc vi khuẩn trong nước máy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

                Đun sôi nước

                Khi đun sôi nước ở nhiệt độ 100 độ C trong 5 phút thì có thể tiêu diệt đến 99% vi khuẩn, trứng và các vi sinh vật có hại trong nước. Chính vì thế mà đại đa số người dân chọn cách này để có nguồn nước sạch uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chỉ sau khoảng 2 – 3 giờ là phần nước này sẽ bị vi khuẩn tái nhiễm. Do khi nấu nước các vi sinh vật, trứng giun,... chết đi bị phân hủy thành chất hữu cơ. Và lúc nước nguội những thứ này sẽ trở thành “thức ăn” cho vi sinh vật xâm nhập vào.
                Hơn nữa, nhiều gia đình do không có thời gian. Nên thường đun nước một lần và lưu trữ trong các bình nhựa hoặc thủy tinh để dùng vài ngày. Đây là cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng nước bởi càng để lâu, những chất có lợi trong nước sẽ càng giảm xuống. Hơn nữa, hàm lượng chất vô cơ, kim loại nặng tăng lên, các vi nhựa từ bình nhựa cũng có thể ngấm vào nước. Đe dọa đến sức khỏe.
                Nước sau khi đun sôi 2-3 giờ có thể tái nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật,... Nước sau khi đun sôi 2-3 giờ có thể tái nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật,...

                Máy lọc nước

                Nếu bạn chưa an tâm lắm về nguồn nước máy mà gia đình mình đang sử dụng thì sử dụng sản phẩm lọc nước chính là giải pháp. Có rất nhiều sản phẩm lọc nước trên thị trường với nhiều phân khúc khác nhau. Có máy lọc nước máy và dùng để uống trực tiếp không cần phải qua đun nấu. Điển hình như Máy lọc nước Nano. Ngày nay nhiều nhà sản xuất ưu tiên sử dụng công nghệ lọc Nano và màng bạc diệt khuẩn tạo ra sạch hoàn toàn vi khuẩn, kim loại nặng, hóa chất… Ưu điểm vượt trội hơn các công nghệ lọc nước tinh khiết đó là nước vẫn còn giữ được những vi khoáng tự nhiên cần thiết cho cơ thể con người.
                Máy lọc nước là giải pháp khá an toàn cho mọi nguồn nước. Bạn nên đến viện hoặc đến những đơn vị kinh doanh có các chương trình xét nghiệm nước, kiểm tra chất lượng nước. Để biết chính xác nước nhà mình nhiễm thành phần gì (nhiễm phèn, đá vôi, nước cứng,...) từ đó tìm ra những dòng máy lọc nước phù hợp. Máy lọc nước sẽ xử lý một cách triệt để hơn các thành phần ô nhiễm chứa trong nước máy. Đồng thời có cơ chế diệt khuẩn làm cho nước an toàn hơn, có thể sử dụng cho ăn uống trực tiếp.
                Máy lọc nước là sự lựa chọn thông minh Máy lọc nước là sự lựa chọn thông minh
                Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi liệu nước máy có sạch không? Hy vọng bạn đã có cho mình câu trả lời tốt nhất cùng những biện pháp để có thể bảo đảm an toàn sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Nguồn: aqualife.vn
                      Tên doanh nghiệp: Aqualife Vietnam
                      Địa chỉ email: vietnamaqualife@gmail.com
                      Hotline: 0962518778

                      Ô nhiễm không khí gây ra những tác hại gì?

                      Ô nhiễm không khí là sự thay đổi trong thành phần của không khí. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do khói bụi, các hoạt động sản xuất,... Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hay có thể làm phá hỏng môi trường tự nhiên. Vậy, cụ thể tác hại của ô nhiễm không khí như thế nào?

                      Thực trạng ô nhiễm không khí

                      Trên thế giới

                      Không khí ô nhiễm luôn tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh khỏi. Kể cả đối với những người đang sống ở những khu vực phát triển. Nồng độ khói bụi nhìn thấy được trong không khí không thể phản ánh được mức độ trong lành của môi trường sống. Trên khắp thế giới, môi trường ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí. Vượt quá giá trị chất lượng không khí trung bình mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị.
                      Theo đó, viện nghiên cứu Health Effects Institute (HEI) vừa đưa ra phát hiện mới nhất trong báo cáo thường niên 2018. Dựa trên dữ liệu vệ tinh. Và được quy chiếu với các tiêu chuẩn trong Hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của WHO. HEI cho biết, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Và có đến 60% người sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư thế giới. Chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá.
                      Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Trong đó, 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
                      Kể các các thành phố lớn cũng bị ô nhiễm không khí Kể các các thành phố lớn cũng bị ô nhiễm không khí

                      Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

                      Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện. Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
                      Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn sinh ra bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), nơi ô nhiễm không khí nặng nhất nhì thế giới
                      Đối với vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề. Các hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu,...
                      > Xem thêm: Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí có thể bạn chưa biết?
                      Ô nhiễm không khí ở Việt Nam Ô nhiễm không khí ở Việt Nam

                      Tác hại của ô nhiễm không khí

                      Tới con người

                      Hệ hô hấp và các cơ quan nội tạng

                      Tác hại ô nhiễm không khí tới con người đặc biệt nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Bụi mịn PM2.5 là hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Có thể gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhước thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi,... Thậm chí gây tử vong trong những trường hợp xấu nhất.
                      Ngoài bụi mịn, các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà máy điện có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư,...

                      Mắt và các bệnh ngoài da

                      Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,... mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng, gió, bụi,... đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
                      Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm, phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ; cảm giác bỏng rát; mắt chảy nước, ngứa; đổ nhiều ghèn; cảm giác mắt bị khô, có sạn; thị lực suy giảm. Thậm chí còn có thể gây những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hoặc ung thư. Ngoài ra còn gây ra các bệnh về da, rụng tóc, hói đầu,...
                      Tác hại của ô nhiễm không khí tới con người Tác hại của ô nhiễm không khí tới con người

                      Đối với xã hội

                      Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Nó là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, ô nhiễm không khí cũng làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân. Ảnh hưởng tiêu cực đến nên kinh tế của mỗi quốc gia, khiến chi phí thuốc men, hỗ trợ điều trị các bệnh cao. Đồng thời làm giảm năng suất lao động.
                      Tác hại của ô nhiễm không khí tới xã hội Tác hại của ô nhiễm không khí tới xã hội
                      Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và một yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, cần có các biện pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Nguồn: aqualife.vn
                            Tên doanh nghiệp: Aqualife Vietnam
                            Địa chỉ email: vietnamaqualife@gmail.com
                            Hotline: 0962518778