Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Hiện tượng nghịch nhiệt là gì và ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí ra sao?

Hiện tượng nghịch nhiệt liên tục xuất hiện trên các bài báo gần đây về môi trường không khí. Bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản về hiện tượng này để có thể kịp thời bảo vệ sức khỏe bản thân một cách hiệu quả. 
Nếu bạn là người quan tâm tới vấn đề ô nhiễm không khí, bạn chắc chắn đã từng nghe tới cụm từ “hiện tượng nghịch nhiệt”. Dù rất phổ biến, song cụm từ nay mang tới không ít sự bối rối cho dân chúng. Hiện tượng này là gì? Hiện tượng này liên quan gì tới ô nhiễm không khí?
Bạn hãy đọc những thông tin dưới đây để có thể giải đáp những thắc mắc này nhé!

1. Hiện tượng nghịch nhiệt là gì?

Hiện tượng nghịch nhiệt là gì?
Thông thường, lớp không khí ở dưới thấp (gần mặt đất) có nhiệt độ cao hơn lớp không khí ở trên cao. Điều này có nghĩa là càng lên cao, bạn càng cảm thấy lạnh hơn. Nếu bạn là một người ưa thích leo núi, chắc chắn bạn đã từng cảm nhận rất rõ hiện tượng nhiệt độ giảm dần theo độ cao so với mặt đất.
Tuy nhiên, vào một số thời điểm trong năm, lớp không khí gần mặt đất lạnh đi rất nhanh. Điều này khiến cho nhiệt độ dưới gần mặt đất thấp hơn nhiệt độ của lớp không khí phía trên. Hiện tượng này ngược lại với quy luật thông thường. Do đó, mọi người gọi nó là “hiện tượng nghịch nhiệt”.
Nghịch nhiệt thường xuyên xảy ra vào thời gian chuyển mùa từ thu sang đông và trong suốt các tháng mùa đông. Ở miền Bắc, bạn sẽ nghe thấy cụm từ “nghịch nhiệt” nhiều nhất trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.

2. Hiện tượng nghịch nhiệt có quan hệ như thế nào với ô nhiễm không khí?

Hiện tượng này có mối quan hệ mật thiết với vấn đề ô nhiễm không khí. Ảnh hưởng của nghịch nhiệt lên chất lượng không khí có thể là lâu dài hoặc tạm thời, tùy thuộc vào việc nghịch nhiệt xảy ra tại bề mặt Trái Đất hay tại tầng bình lưu.

Ảnh hưởng của nghịch nhiệt vĩnh viễn

Hiện tượng nghịch nhiệt vĩnh viễn
Nghịch nhiệt vĩnh viễn xảy ra tại tầng bình lưu của khí quyển. Tầng bình lưu cách xa chúng ta, kéo dài trong khoảng độ cao từ 17km đến 50km tính từ mặt đất. Do đó, bạn không thể sử dụng mắt thường để nhận ra những biểu hiện của nghịch nhiệt ở cấp độ này.
Song, ảnh hưởng của nghịch nhiệt vĩnh viễn rất nặng nề. Nguyên nhân là bởi tầng bình lưu bao phủ lên tầng đối lưu – ngôi nhà của chính chúng ta. Do đó, nghịch nhiệt xảy ra ở tầng bình lưu sẽ gây ra ảnh hưởng lâu dài tới bầu không khí trên khắp toàn cầu.

Ảnh hưởng của nghịch nhiệt bề mặt

Hiện tượng nghịch nhiệt bề mặt
Nghịch nhiệt bề mặt xảy ra ngay trên bề mặt Trái Đất. Do đó, bạn có thể dễ dàng quan sát ảnh hưởng mà nó gây ra cho không khí. Bạn cũng chính là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng này.
Đối lưu cho phép lớp không khí nóng hơn ở bên dưới di chuyển lên cao. Cùng với đó, khói bụi và các chất gây ô nhiễm khác cũng theo sự chuyển dịch này để phát tán lên cao và ra xa trong không gian. Trong những ngày này, bạn nhận thấy tầm nhìn quang đãng và không khí trong lành hơn.
Ngược lại, trong những ngày diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt, lớp không khí bên dưới lạnh hơn. Chúng bị giữ lại ở dưới mặt đất cùng với tất cả các chất gây ô nhiễm. Đến cuối buổi sáng, mặt trời mới kịp làm nóng lớp không khí bên dưới. Lớp không khí này lúc đó mới có thể di chuyển lên cao, mang theo khói bụi ô nhiễm. Do đó, trong những ngày diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt bề mặt, bạn nhận thấy tầm nhìn bị bao phủ bởi một màn bụi dày. Trong thời gian này, nồng độ bụi mịn PM 2.5 và chỉ số AQI cũng tăng cao ở mức gây hại cho sức khỏe.

Kết luận

Như vậy, bạn đã tìm ra câu trả lời cho 2 câu hỏi: “hiện tượng nghịch nhiệt là gì?”, và “hiện tượng nghịch nhiệt liên quan như thế nào với ô nhiễm không khí?”. Trong những ngày xảy ra nghịch nhiệt, bạn hãy chú ý chủ động bảo vệ bản thân khỏi không khí ô nhiễm. Khi ra ngoài đường, bạn hãy luôn đeo khẩu trang để hạn chế lượng bụi xâm nhập vào đường hô hấp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường để cập nhật chính xác thông tin về chất lượng không khí hàng ngày. Trong những ngày PM 2.5 và AQI lên cao, bạn hãy cố gắng tiếp xúc thật ít với không khí bị ô nhiễm nhé!
Nguồn: O2 Facemask

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét